Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Tuyến lệ 3D giúp chữa bệnh khô mắt?
Mới đây, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát triển một hệ thống organoid mới có thể mang lại hy vọng cho những người mắc hội chứng khô mắt.

Phát triển tế bào gốc chữa bệnh về mắt

Những tiến bộ trong phương pháp nuôi cấy tế bào đã cho phép phát triển các organoid - các cơ quan nhỏ có nguồn gốc từ tế bào gốc, mô phỏng tổ chức mô của cơ thể.

Tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể. Khi tế bào gốc được phát triển dưới dạng nuôi cấy sẽ thúc đẩy sự kết hợp, do đó điều trị bằng một loạt các phân tử tín hiệu xác định có thể hướng dẫn sự biệt hóa và tự tổ chức của tế bào gốc thành các organoid gợi nhớ đến các cơ quan của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu do Đại học Osaka đứng đầu trước đây đã phát triển một organoid hai chiều (2D) giống như mắt bằng cách sử dụng các tế bào gốc đa năng của con người và ghi nhận sự hiện diện của các tế bào giống tuyến lệ trong các organoid này.

Tuyến lệ nằm bên trong mí mắt, có nhiệm vụ sản xuất chất lỏng tạo điều kiện thuận lợi cho thị lực và bảo vệ mắt. Giảm sản xuất nước mắt có liên quan đến hội chứng khô mắt, đây là đặc điểm của một bệnh tự miễn dịch phổ biến được gọi là hội chứng Sjögren. Việc khám phá cách tạo ra các organoid tuyến lệ, có thể đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển của các liệu pháp mới để điều trị hội chứng khô mắt.

Tuyến lệ 3D có thể chữa bệnh khô mắt?

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Osaka đã phát triển một phương pháp tạo ra các cơ quan tế bào (organoid) giống tuyến lệ 3D, bắt chước theo các đặc điểm của tuyến lệ, từ các tế bào gốc đa năng do con người tạo ra.

Để tạo ra các organoids tuyến lệ, nhóm nghiên cứu đã phân lập các tế bào tiền thân tuyến lệ từ các organoid 2D giống mắt người mà nhóm đã phát triển trước đây. Việc nuôi cấy thêm quần thể tế bào tiền thân này (những tế bào biểu hiện những dấu hiệu ban đầu của sự phát triển tuyến lệ) đã dẫn đến sự tạo ra thành công các tổ chức tuyến lệ 3D.

Ngoài việc hiển thị các đặc trưng trong mô hình tổ chức của tuyến lệ, các organoid còn biểu hiện các dấu hiệu chính liên quan đến sự phát triển của tuyến lệ. Để khám phá chức năng của các organoid, nhóm nghiên cứu đã cấy các organoid tuyến lệ vào loài gặm nhấm đã bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến lệ.

Các nhà nghiên cứu cho hay, sau khi cấy ghép, các organoid đã cho thấy sự biệt hóa thành mô tuyến lệ trưởng thành. Hệ thống organoid này có thể đóng vai trò là nền tảng phát triển các liệu pháp và khám phá thuốc điều trị hội chứng khô mắt nghiêm trọng.

Đây là công nghệ đầu tiên trên thế giới tạo ra các organoid tuyến lệ 3D từ tế bào gốc đa năng của con người. Các organoid tuyến lệ này có thể đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển của các liệu pháp tái tạo và thuốc để điều trị hội chứng khô mắt nghiêm trọng liên quan đến hội chứng Sjogren và các rối loạn khác.
DanQuyen.com (Theo suckhoedoisong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)

Các bài viết cũ:
    WHO giải mã sự liên hệ giữa COVID-19 với bệnh viêm gan lạ ở trẻ em (11-05-2022)
    Thực phẩm giảm cân càng nhanh, càng nguy hiểm (10-05-2022)
    Indonesia ghi nhận 15 ca mắc bệnh viêm gan lạ ở trẻ em (09-05-2022)
    Hiệu quả của vaccine trước các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (05-05-2022)
    Nguy cơ tái nhiễm COVID-19 khi biến thể Omicron biến đổi không ngừng (04-05-2022)
    Xuất hiện ca tử vong tại Đông Nam Á vì bệnh viêm gan bí ẩn (02-05-2022)
    Australia xác nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể dòng phụ BA.4 của Omicron (29-04-2022)
    Nỗ lực giải mã mối liên quan tiềm ẩn giữa COVID-19 và bệnh Alzheimer (25-04-2022)
    Bé 10 tuổi mắc COVID-19 nguy kịch, viêm cơ tim tối cấp (25-04-2022)
    Lò xo 2 càng chặn ngang cổ họng bé trai 9 tuổi (22-04-2022)
    Căn bệnh khiến thịt hóa thành xương (21-04-2022)
    Virus bí ẩn gây viêm gan ở trẻ em tiếp tục lan ra nhiều quốc gia (21-04-2022)
    Nghiên cứu mới: Bệnh tâm thần làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 (19-04-2022)
    TP.SG: Phát hiện trẻ bị hội chứng MIS-C sau mắc COVID-19 (19-04-2022)
    Vì sao đã khỏi COVID rồi vẫn nên tiêm vaccine đủ liều? (19-04-2022)
    Trẻ 5-11 tuổi nên và không nên ăn uống gì trước khi tiêm vắc xin Covid-19? (18-04-2022)
    Đông máu bất thường hậu Covid-19 (14-04-2022)
    Phát hiện 5.500 loài virus mới trong đại dương (13-04-2022)
    Bệnh 'siêu cảm lạnh' và những điều cần lưu ý (13-04-2022)
    Tiêm vaccine COVID-19 mũi 4, những điều cần biết (12-04-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152877017.